Kinh tế – Xã hội Ngũ_Hiệp,_huyện_Cai_Lậy

Sầu riêng.

Cù lao Ngũ Hiệp là vùng chuyên canh sầu riêng[10][11] ngoài ra còn có chôm chôm, bưởi, chuối, mít,[6]... Cũng như các xã khác của huyện Cai Lậy, cây sầu riêng chủ yếu thuộc giống Monthong, Ri 6,[12] Chín Hóa,[13]...là giống sầu riêng cho năng suất cao. Đây là cây trồng có giá trị kinh tế cao, cả cù lao có 1.530 ha sầu riêng, với năng suất gần 49.000 tấn/năm.[6] Cù lao Ngũ Hiệp vì vậy được mệnh danh là "vương quốc sầu riêng".[14][15] Ngoài mùa sầu riêng chính ra, nông dân còn xử lý được mùa nghịch, diễn ra vào khoảng tháng 7 và tháng 8 âm lịch, vườn sầu riêng được đậy mủ nilon và xiết nước cho cạn để sầu riêng có thể ra hoa. Sầu riêng mùa nghịch có giá trị cao hơn. Tỉnh Tiền Giang cũng đã đăng ký thương hiệu sản phẩm "Sầu riêng Ngũ Hiệp".[12][13] Ngoài ra dọc theo bờ sông là nhiều cơ sở chăn nuôi bè cá.[16][17]

Trên cù lao các kênh rạch nhỏ khá chằng chịt, có đường giao thông chính hoàn toàn là lộ nhựa đánh một vòng quanh cù lao (hương lộ 70)[lower-alpha 2] và một trục lộ nhựa (tỉnh lộ 868 B) cắt ngang giữa cù lao theo hướng bắc-nam, từ chân cầu Ngũ Hiệp đến phà Thới Lộc, chiều dài khoảng 2 km. Các đường khác trên cù lao đều được nâng cấp thành đường đan. Trước năm 2020 cù lao vẫn còn bị cô lập, việc đi lại chủ yếu bằng phà Ngũ Hiệp, nằm ngay cạnh chợ xã Ngũ Hiệp, chợ lớn nhất cù lao nằm ở phía bắc. Phà Ngũ Hiệp là phà quan trọng, hằng năm có lưu lượng 5,5 triệu lượt người và 2,3 triệu lượt phương tiện qua lại, cùng lưu lượng 460.000 tấn hàng hóa.[6] Ngoài ra còn nhiều bến phà khác như phà Ngũ Hiệp-Tam Bình, phà Long Quới, về hướng nam là phà Cây Dương, phà Thới Lộc, cù lao Ngũ Hiệp nối với cù lao Tân Phong bằng phà Tân Phong-Ngũ Hiệp. Đến năm 2020 thì cầu Ngũ Hiệp dài 285 m xây xong, nối liền tỉnh lộ 868 trên bờ với đoạn lộ 868B trên cù lao, chấm dứt tình trạng cô lập của cù lao.[6][19][20]

Vấn đề nghiêm trọng mà cù lao Ngũ Hiệp phải thường xuyên đối mặt tương tự như cù lao Tân Phong lân cận là tình trạng sạt lở và tình trạng nhiễm mặn chung của vùng.[21][22] Có thời điểm sụt lún gây vỡ cả đê, hư hỏng đường, nước sông ngập các vườn canh tác.[21][23] Tình trạng nước mặn xâm nhập được xem nghiêm trọng nhất trước nay là vào năm 2020, với mức đo lên đến 3,8/1000 điều này đe dọa các cây trồng là kinh tế chủ lực của cù lao.[11] Trong hơn 1500 ha sầu riêng thì 400 ha đã chết, 140 ha thì thiệt hại 30 đến 70%.[24] Các nhà vườn phải thuê xà lan chở nước ngọt lấy từ sông Tiền những đoạn hướng bên trong nội địa ra cứu các khu vườn trồng sầu riêng một cách khẩn cấp.[25]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ngũ_Hiệp,_huyện_Cai_Lậy http://www.giaoxugiaohovietnam.com/MyTho/01-Giao-P... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://baoapbac.vn/kinh-te/201504/ve-tham-vuong-qu... http://baoapbac.vn/xa-hoi/202009/tien-giang-cu-lao... http://www.htv.com.vn/tien-giang-nha-vuon-thue-sa-... http://mic.gov.vn/uploads/20100623/E124-2009%20(31... http://www.mpi.gov.vn/Pages/tinhthanhchitiet.aspx?... http://tiengiang.gov.vn/chi-tiet-tin?/cu-lao-ngu-h... http://tiengiang.gov.vn/chi-tiet-tin?/huyen-cai-la... http://tiengiang.gov.vn/chi-tiet-tin?/sau-rieng-ng...